Làm sao để có bài Đệm Hát Guitar Hoàn Chỉnh ??

     Đó là một câu hỏi mà rất nhiều bạn từ mới học đến chơi Guitar khá lâu vẫn thắc mắc làm sao để có một bản đệm hát Guitar hoàn chỉnh. Đối với những Guitarist chuyên nghiệp thì đây là một câu hỏi mà họ đã dày công chinh phục một cách bài bản, nhạc lý rất cứng,blablabla…….. Nhưng đối với những người chơi Guitar nghiệp dư, chơi theo sở thích, không đi theo con đường chuyên nghiệp thì đó là một vấn đề rất mong lung và khó tìm được một câu trả lời thích đáng.
     Chính vì thế hôm nay GuitarShare sẽ mang đến cho bạn một câu trả lời thật chi tiết, nhưng ngắn gọn dễ hiểu để bạn dù là nghiệp dư nhưng vẫn có thể luyện tập cho mình một phần đệm hát thật hoàn chỉnh để có thể biểu diễn, hay để đệm hát cho nhóm bạn, hay là….. để tỏa tình với Crush chẳng hạn ^.^

1/ Xác định dòng nhạc:
– Dòng nhạc sẽ là thứ quyết định cách bạn hát, cách bạn chơi guitar, cách các bạn chơi trống và… vô số vô số những thứ màu mè xung quanh. Chẳng bạn nào mang nhạc ballad ra rồi giã disco ầm ầm hay vác jazz về hát rock đúng ko.
Bạn nên tham khảo để xác định được cách bạn sẽ chơi 

2/ Tìm Nhịp Và Hợp Âm:

Nhạc Việt Nam hiện tại thường có các loại nhịp: 2/4 3/4 4/4 và 6/8
1 số dòng đặc thù dễ nhận biết:
Pop, RnB, Rap, Country, Nhạc Vàng chơi ở nhịp 4/4
Jazz: 6/8
Với ballad, rock thì vô phương áp dụng bạn phải tự tìm lấy nhịp.

Tìm hợp âm ở thời buổi công nghệ thì chắc rất dễ dàng rồi. Sau khi có hợp âm, bạn đừng vội đến phần kế tiếp mà hãy dịch giọng để tìm tone phù hợp với giọng hát của mình hay tone người hát, chuyển một số hợp âm sang hợp âm màu để phù hợp với tinh thần của bài hát. Các bạn có thể tham khảo bài viết Các hợp âm màu Cực Hay mà Guitar Đệm hát Cần phải biết

3/ Viết cấu trúc bản đệm:

– Với những bản nhạc thông thường thì sẽ có cấu trúc cơ bản sau:

DĐ: Dạo đầu (intro)
PK: Phiên Khúc: Là phần đầu tiên của bài hát có thể giống nhau cả 2 đoạn (Chỉ có 1 phiên khúc)
CT: Chuyển Tiếp: Là phần nối giữa phiên khúc và điệp khúc(CT1) và nối giữa điệp khúc và đoạn phá cách (CT2)
ĐK: Điệp Khúc
DG: Dạo Giữa
PC: Phá Cách
K: Kết
DĐ>PK1>(CT1)>ĐK>DG>(PK2)>(CT1)>ĐK>(CT2)>PC>K

     Những phần trong ngoặc đơn tùy vào bài sẽ có hoặc không có
Nếu không có phần chuyển tiếp thì bạn bỏ nó đi khỏi cấu trúc

     Nếu bài hát không có cả phiên khúc 2 lẫn chuyển tiếp 1 thì bạn có thể thay vào đó là phiên khúc 1 (Hát lại in hệt) Nếu có chuyển tiếp thì sau dạo giữa bạn sẽ vào thẳng chuyển tiếp 1.

4/ Soạn riêng cách đệm cho từng phần cấu trúc.

     Bạn sẽ soạn những đoạn dạo, những điệu đệm cho từng phần. Thông thường để có 1 bản nhạc hoàn chỉnh người ta đi theo nội dung: Đoạn 1 để diễn đạt cảm xúc, ý nghĩa của bài hát, đoạn 2 phô diễn kỹ thuật và đoạn phá cách để tạo điểm nhấn và cao trào của bản nhạc. Dựa vào đó mà các bạn chọn điệu và độ cao trào phù hợp.

5/ Dồn chuyển đoạn

    Là điều cần thiết để tạo sự mượt mà khi chuyển tử đoạn nọ sang đoạn kia, điệu này sang điệu kia hoặc thêm bớt các nhạc cụ. Người ta thường dùng những câu chuyển, những dấu hiệu đặc biệt(Phách câm, tăng âm lượng, dùng hợp âm báo…) hoặc dùng luôn điệu ở đoạn tiếp theo ở ô nhịp cuối đoạn để làm dấu hiệu chuyển tiếp.

Như vậy là GuitarShare đã hướng dẫn 5 bước để có được một tiết mục Guitar đệm hát hoàn chỉnh, hay nói cách khác là chuyên nghiệp. Dù cho bạn chỉ là người chơi đàn nghiệp dư thôi nhưng nếu bạn kiên trì thực hiện thật tốt 5 bước trên thì chắc chắn bạn sẽ có một màn trình diễn Guitar hoàn chỉnh.
Chúc các bạn luyện tập thành công !
Đánh giá