Giới thiệu chung

“Dấu hóa tương đương” (Relative keys – hay còn gọi là khóa tương đương) là một khái niệm quan trọng trong nhạc lý. Nó giúp bạn hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa âm giai trưởng và âm giai thứ, cũng như cách sắp xếp nó.

Trong bài học về âm giai ngũ cung trước đó, GuitarShare đã đề cập rằng trong khi chơi ở khóa trưởng, bạn có thể triển khai âm giai ngũ cung trưởng hoặc thứ tương đương của nó. Âm giai trưởng tương đương hay âm giai thứ tương đương được gọi chung bằng khái niệm là “khóa tương đương”. Vậy khóa tương đương (dấu hóa tương đương) là gì?

Trước khi bắt đầu, hãy chắc rằng bạn đã nắm vững về âm giai và cách thay đổi khóa (dịch giọng). Và nếu bạn chưa nắm được, bạn nên xem lại 2 bài học trước đó:

Nội dung chính

Dấu hóa là gì ?

Dấu hóa (key signature) đề cập đến số lượng dấu thăng (♯) hoặc dấu giáng (♭) trong một thang âm. Mỗi âm giai trưởng và âm giai thứ đều có một dấu hóa cụ thể, chẳng hạn như “ba dấu thăng” hoặc “hai dấu giáng”.

Ví dụ, một dấu hóa của âm giai D trưởng có hai dấu thăng, trong khi một dấu hóa của âm giai F thứ có bốn dấu giáng. Mặt khác, dấu hóa của âm giai C trưởng không có dấu thăng và dấu giáng nào.

Bạn có thể xem các dấu hóa tự nhiên trong hình.

Trong sơ đồ trên, tất cả các nốt nhạc được trình bày giống như trên phím đàn. Có ba dấu thăng và hai dấu giáng ở giữa các phím tự nhiên, bắt đầu với một phím C#, một phím lên từ C. Nhưng, phím đó cùng có thể được gọi là D♭, vì nó thấp hơn nữa cung so với D? Điều đó đúng — và đó là do “Trùng âm”.

Dấu hóa tương đương là gì?

Dấu hóa tương đương là các âm giai thứ và âm giai trưởng có chung một dấu hóa; chúng có các nốt thăng, giáng và tự nhiên như nhau – những nốt cấu thành này được gọi là “những nốt song song”. Ví dụ, nếu hai âm giai có cùng nốt C♯, F♯ và G♯, chúng được cho là có dấu hóa giống nhau và do đó, nó là các nốt nhạc song song.

Nhưng liệu điều đó có tạo ra những âm giai giống hệt nhau hay không?

Không. Sự khác biệt nằm ở chất âm của chúng, đó là nốt đầu tiên và nốt cuối cùng của âm giai – hoặc nốt gốc của nó. Nói cách khác, các âm giai bắt đầu và kết thúc trên các nốt nhạc khác nhau, cho mỗi nốt nhạc một cảm giác khác nhau. Giống như số “1672” và “7216” có cùng số thành phần, nhưng lại hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta sẽ xem xét lại điều này sâu hơn khi đi qua ứng dụng thực tế của các dấu hóa tương đối. Trước tiên, hãy xem cách tạo ra chúng.

Cách tìm dấu hóa - âm giai tương đương

Cũng như phần lớn lý thuyết âm nhạc, nó có một phương phép. Để tìm âm giai trưởng – thứ tương đương, tất cả những gì bạn cần làm là đếm “ba nửa cung” từ nốt gốc của âm giai thứ sau.

Hãy bắt đầu. Âm giai thứ tương đương của âm giai A trưởng là gì?

   – Đếm ngược, A và G là một âm – hoặc hai nửa cung – cách nhau

   – Và G đến F♯ tạo thành nửa cung thứ ba

(trong hình chính là tất cả âm giai tương đương)

 

Vì vậy, âm giai thứ tương đối của âm giai A trưởng là âm giai F# thứ. Và điều này cũng hoạt động theo cách khác: âm giai A trưởng là âm giai trưởng tương đối của âm giai F♯ trưởng.

 

Hãy thử bài tập này với một vài thang âm và đừng sợ các dấu thăng giáng. Bạn càng quen thuộc với nó, bạn càng tự tin ứng biến với những thay đổi.

Tổng kết

Ở phần trên, ta thấy có xuất hiện 1 cái sơ đồ bát quái hay người ta còn gọi là vòng tròn bậc 5, vậy nó có liên quan gì đến dấu hóa và các lý thuyết chúng ta vừa học, mời bạn xem tiếp bài học sau nhé !

5/5 - (3 votes)