Hợp âm 7 là gì ? Cách Chơi Hợp Âm 7 trong Guitar Đệm hát

   Ở bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hợp âm 7 và hiệu quả của nó trong đệm hát. Điều quan trọng là các bạn phải hiểu được rõ cấu tạo của hợp âm cơ bản trước khi tìm hiểu về các hợp âm 7 trong bài viết này.

Hợp âm 7 được cấu tạo như thế nào?

   Ta sẽ bắt đầu xây dựng hợp âm 7 từ  âm giai C trưởng.

Lưu ý: Hợp âm 7 được xây dựng dựa trên bậc 5 của thang âm (âm giai)
Bậc 5 của C là G vì thế Hợp âm 7 của C (Đô trưởng) là G7.
Chúng ta sẽ xây dựng một hợp âm bằng cách chồng thêm quãng 3 trên hợp âm G.
Hợp âm 7 của C là G7 và chứa các nốt: G B D và F

Hợp âm 7 được sử dụng như thế nào?

Những chức năng cơ bản của: Tonic (Chủ âm), Subdominant(Hạ âm 7) and Dominant (âm 7):
  • Tonic : Hợp âm đầu tiên trong âm giai C trưởng (Cmaj7) được gọi là chủ âm (Tonic). Nó là hợp âm trung tâm và hợp âm quyết định cuối cùng, mang đến cho tai của chúng ta cảm giác “thư giãn” “giải tỏa” .
  • Subdominant: Hợp âm bậc 4 trong âm giai C là (Fmaj7) được gọi hạ âm 7(Subdominant). Nó mang đến tai của chúng ta cái cảm giác đang đi xa khỏi hợp âm chủ.
  • Dominant : Hợp âm bậc 5 của âm giai C đang nói đến là (G7) được gọi là âm 7 (Dominant). Hợp âm 7 tạo nên tình trạng căng thẳng, không ổn định và cần chuyển về hợp âm chủ (Tonic).
Sau đây là một ví dụ về âm thanh của Hợp âm 7 – Dominant Chords trông như thế nào
  • Chúng ta bắt đầu ở hợp âm Cmaj7, âm chủ trung tâm.
  • Sau đó sẽ di chuyển đến hạ âm 7 (Fmaj7) (subdominant), kiểu như chuyển ra xa khỏi chủ âm Tonic.
  •  âm 7 bắt đầu ở bar 4 (G13 có chức năng tương tự như G7).

Áp dụng hợp âm 7

   Chúng ta thử áp dụng và bài Bài Tình Nhớ – Trịnh Công Sơn.
   Khi người ta vừa hát “Tình ngỡ đã quên đi…” thì bạn phải tìm ngay nốt của từ Tình nằm ở đâu. Giả sử bạn dò ra là nốt La(A). Nhiều bài của Trịnh Công Sơn có chủ âm là thứ, vì vậy áp dụng bài trước bạn có thể coi như chủ âm của bài này là Am (Sai thì mò lại). Áp dụng công thức 1-6-8 bạn sẽ có các hợp âm Am – Dm – E. Bạn cũng sẽ biết là Am sẽ chơi đầu và cuối bản nhạc. Đến đây bạn đã có thể áp hợp âm vào, thêm thắt theo kinh nghiệm hợp âm 7 chẳng hạn. Ví dụ:
Am
Tình ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng,
Dm G C
người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang,
Em (A) Dm
ôi áo xưa lồng lộng, đã xô dạt trời chiều
Em
như từng cơn nước rộng,
E7
xoá một ngày đìu hiu.
Am
Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy,
Dm G C
người ngỡ đã đi xa nhưng người vẫn quanh đây,
Em (A) Dm
những bước chân mềm mại đã đi vào đời người
Em E7 Am
như từng viên đá cuội rớt vào lòng biển khơi.
(A) G C
*** Khi cơn đau chưa dài thì tình như chút nắng,
Em F
khi cơn đau lên dầy thì tình đã mênh mông,
E7 Am A Dm
một người về đỉnh cao một người về vực sâu,
G F E7 Am
để cuộc tình chìm mau như bóng chim cuối đèo.
…..

Mẹo áp dụng hợp âm 7:

  • Tìm chủ âm bằng cách nghe người hát nói, phân tích từ bản nhạc, hay dựa vào tai nghe và kinh nghiệm.
  • Từ chủ âm, dùng một trong hai qui luật 1-6-8 hay 1-4-5 đê tìm ra những hợp âm còn lại. Thêm một vài hợp âm 7 nếu có thể.
  • Đặt chủ âm vào đầu bản nhạc. Mỗi ô nhịp thông thường là một hợp âm, luôn đổi hợp âm ở phách đầu tiên, nghĩa là nốt đầu tiên ngay sau vạch nhịp.
Đánh giá