Đứng trước một ca khúc, đối với người chơi guitar, việc quan trọng đầu tiên là phải xác định được nhịp phách của ca khúc đó.
Việc xác định nhịp phách rất quan trọng bởi vì có xác định được nhịp phách thì mới có thể đưa ra các lựa chọn về nhịp điệu để đệm. Ví dụ một bài viết ở nhịp 2/4 có thể chơi ở điệu blue nếu nó là chậm, buồn và có thể chơi điệu disco nếu tiết tấu nó nhanh và vui.
Nhịp là gì?
Sự cần thiết của xác định nhịp
Nếu đã có sẵn bản nhạc của ca khúc và bạn là người biết đọc nốt nhạc thì khỏi cần bàn. Nhưng nếu khi bạn nghe từ trên đài, từ trên mạng và không có sẵn bản nhạc thì làm sao để xác định được nhịp phách của bài hát ấy. Đây là chỗ quan trọng, là một câu hỏi mà những người học đệm hát guitar đến một trình độ nào đó nhất định phải đặt ra và phải giải quyết nhưng những cơ sở dạy đàn không phải ở đâu cũng dạy.
Bởi vì vấn đề ở đây là kỹ năng chứ không phải lý thuyết cho nên trên mạng, các bạn cũng khó tìm được một câu trả lời thỏa đáng. Mặc dù biết rằng để đạt được kỹ năng này thì chủ yếu là phải thực hành nghe nhiều là chính. Tuy vậy, để giúp các bạn đang quan tâm có một hướng để luyện tập, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn 1 bí quyết vô cùng hưu ích.
Dựa vào đâu để tìm nhịp ?
Để nghe nhạc mà phán đoán nhịp phách các bạn phải dựa vào tiếng trống trong nhạc đệm. Đó là điều phổ biến nhất. Còn một số trường hợp ngoại lệ như là đệm bằng piano hoặc các bài mà trống yếu hoặc không có tiếng trống thì chú ý đến âm bass hoặc trường hợp khó hơn là phải nắm vững về lý thuyết nhịp phách mới có thể xác định được. Tuy vậy các bài đó cũng không quá nhiều.
Mẹo xác định Nhịp nhanh:
Vì các bạn không có người hướng dẫn đứng cạnh để chỉ cho cách nghe như thế nào và phân biệt thế nào nên tôi xin gợi ý một cách là các bạn chọn những bài đã biết rõ nhịp phách để nghe qua đó mà quen tai với nhịp phách đó. Sau đó các bạn nghe tùm lum các bài để tập, nghe độ vài chục bài là quen tai xác định được.
Ngoài ra cũng nên biết về sự thể hiện của nhịp phách qua câu hát. Trong một bài hát gồm các câu hát. Mỗi câu hát lại có những tiếng nhấn. Ví dụ câu: “Ngày không em quán vắng không vang tiếng đàn, ngày không em sắc thắm hoa phai nhạt màu nhớ em” trong bài Bản tình ca đầu tiên thì chữ “em” là từ được nhấn tức là phách mạnh và từ nhấn tiếp theo là từ “đàn”. Trên bản nhạc, từ chỗ nhấn này đến chỗ nhấn tiếp theo là hết nhịp.
Bây giờ để biết nó là nhịp gì thì đếm số tiếng trống từ chỗ nhấn này đến chỗ nhấn kia. Kinh nghiệm thì với nhịp 4/4 sẽ có 4 tiếng trống. Tiếng nhấn là 1 tiếng trống mạnh và 3 tiếng trống nhẹ, đến từ nhấn tiếp theo sẽ lại có 1 tiếng trống mạnh nữa.
Tương tự nhịp 2/4 thì có 1 tiếng trống mạnh và 1 tiếng trống nhẹ mà ta hay đọc theo khẩu quyết là “chình, chát” hoặc “kịch, chát”.
Nếu ta gọi tiếng bùm để chỉ tiếng trống mạnh, tiếng kịch để chỉ trống nhẹ và tiếng chát để chỉ tiếng chéc thì nhịp 6/8 được sử dụng nhiều trong nhạc Trịnh có thể mô phỏng âm thanh của nó là: Bùm, kịch, kịch, chát, kịch, kịch.
Đó là mẹo xác định nhanh, tiếp theo ta sẽ tìm hiểu cách bày bản hơn để xác định nhịp
Leave a Reply