Như đã nói ở bài 8, các tiết nhịp đơn có thể liên kết thành những tiết nhịp phức. Sự kết hợp hai hoặc nhiều loại tiết nhịp tạo thành những tiết nhịp phức hỗn hợp. Để đơn giản hơn, người ta gọi đó là những tiết nhịp hỗn hợp, còn các loại nhịp thể hiện chúng được gọi là các loại nhịp hỗn hợp.
Trong âm nhạc, các loại nhịp hỗn hợp ít gặp hơn nhiều so với nhịp đơn và nhịp phức.
Phổ biến nhiều hơn cả là các loại nhịp năm và bảy phách :
Đôi khi cũng gặp các loại nhịp hỗn hợp khác, chẳng hạn nhịp 11/4
Nhịp hỗn hợp khác nhịp phức ở một số đặc điểm :
1. Cấu trúc của các loại nhịp hỗn hợp phụ thuộc ở trình tự nối tiếp của các loại nhịp đơn hợp thành các loại nhịp hỗn hợp đó, điều này còn có ảnh hưởng đến sự luân phiên của các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp.
2. Các phách mạnh và tương đối mạnh trong ô nhịp luân phiên không đều.
Thí dụ :
a) Loại nhịp năm phách :
Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào phách thứ nhất và phách thứ ba, trường hợp thứ hai – vào phách thứ nhất và phách thứ tư.
b) Loại nhịp bảy phách :
Trong trường hợp thứ nhất, trọng âm rơi vào các phách thứ nhất, thứ tư và thứ sáu của ô nhịp, trường hợp thứ hai – vào các phách thứ nhất, thứ ba và thứ năm của ô nhịp.
Trong âm nhạc hầu như không gặp loại nhịp 7/4 với cấu trúc ô nhịp :
Cũng có những trường hợp, trong cùng một tác phẩm âm nhạc, có sự thay đổi trình tự luân phiên các loại nhịp đơn hợp thành nhịp hỗn hợp .
Để tiện đọc nốt nhạc trong loại nhịp hỗn hợp đó, đôi khi bên cạnh kí hiệu cơ bản của loại nhịp, người ta viết thêm một kí hiệu phụ nằm trong ngoặc đơn chỉ rõ hình thức luân phiên các loại nhịp đơn trong ô nhịp.
Thí dụ :
Ngoài ra, đôi khi còn dùng vạch nhịp phụ bằng các dấu chấm, chỉ rõ chỗ bắt đầu của các loai nhịp đơn trong ô nhịp.
Cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp hỗn hợp cũng tiến hành như trong các loại nhịp phức. Đặc điểm của cách phân nhóm trường độ trong các loại nhịp này là sự không cân bằng của các nhóm tiết tấu do tính không đồng nhất của các loại nhịp đơn nằm trong các loại nhịp hỗn hợp.
Leave a Reply